Cẩm Nang Du Lịch

Dinh Hoàng A Tưởng – Khám phá dinh thự bậc nhất xa hoa

0
Please log in or register to like posts.
Dinh Hoàng A Tưởng

Dinh Hoàng A Tưởng – Đến với thị trấn Bắc Hà (Lào Cai), bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngay giữa trung tâm thị trấn lại có một ngôi biệt thự vô cùng bề thế, sơn màu vàng tươi và mang nét gì đó rất cổ kính của kiến trúc châu Âu. Không gì khác, đó chính là dinh thự Hoàng A Tưởng, còn gọi là dinh thự “Vua Mèo xứ Bắc Hà” được coi là ngôi nhà quyền lực nhất vùng cao nguyên trắng.

Dinh Hoàng A Tưởng bậc thự xa hoa bậc nhất một thời

Trải qua một thế kỷ tồn tại, dinh thự Hoàng A Tưởng mang dáng vẻ trầm tư cổ tính. Màu thời gian nhuốm đậm trên từng viên ngói, dãy hành lang, cây cột nhà, bức tường rêu phong cũ kỹ…

Ông Lâm Văn Thắng, đại diện Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lào Cai cho biết công trình này được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1914-1921. Đây vốn vừa là nơi ở, vừa là nơi làm việc của cha con Hoàng Yến Tchao, Hoàng A Tưởng (dân tộc Tày) – Thổ ty vùng biên ải thời kỳ trước năm 1945.

“Người Tày có tục lệ đặt tên ngôi nhà theo tên của người con ở cùng cha mẹ lúc trưởng thành. Bởi vậy, khi đến du lịch Nha Trang công trình này có tên là dinh thự Hoàng A Tưởng,” ông Lâm Văn Thắng cho biết.

Theo ông Thắng, quá trình chuẩn bị, xây dựng công trình này diễn ra rất công phu. Đầu tiên, Thổ ty Hoàng Yến Tchao mời thầy địa lý giỏi từ Trung Quốc sang để tìm thế đất và vị trí tốt nhất trong vùng. Địa điểm được chọn nằm trên một quả đồi rộng. Dinh thự quay mặt về hướng Đông Nam, tựa lưng vào núi, phía trước có suối.

Không chỉ có vị trí đắc địa, kiến trúc của dinh thự cổ Hoàng A Tưởng cũng khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. “Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa hai lối kiến trúc Á-Âu, thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông-Tây rõ nét. Bởi lẽ, công trình do hai kiến trúc sư đến từ hai nền văn hóa khác nhau (Pháp, Trung Quốc) cùng thiết kế và giám sát thi công,” đại diện Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lào Cai cho biết.

Cụ thể, kiến trúc dinh thự cho thấy sự kết hợp giữa kiến trúc của Pháp (thế kỷ 17, 18) với kiến trúc Trung Quốc qua bàn tay sáng tạo, xây đắp của những người thợ Việt.

Hệ thống cột, mái được đắp nổi nhiều họa tiết dây lá nho, hoa văn nguyệt quế biểu tượng cho sự thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc. Mái lợp bằng ngói âm dương. Hệ thống cửa vòm và cầu thang hình cánh cung, tạo ấn tượng về vẻ cách tân, sự bề thế cho công trình.

Dinh thự có bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín với tổng số 36 phòng, phía sau có hệ thống đường hầm thoát hiểm.

Dinh Hoàng A Tưởng – Ngôi nhà quyền lực

“Vật liệu xây dựng như gạch, ngói do những người thợ thủ công giỏi nhất trong vùng và từ Trung Quốc sang sản xuất trực tiếp tại chỗ. Ngoài ra, sắt, thép, xi măng được chở từ miền xuôi lên. Bởi vậy, sự xa hoa của tòa nhà thể hiện thời hoàng kim của cha con Thổ ty Hoàng Yến Tchao, Hoàng A Tưởng nhưng cũng phản ánh đời sống vất vả, đau thương, chịu nhiều áp bức của người dân miền biên viễn thời kỳ này,” ông Lâm Văn Thắng nói.

Có cùng quan điểm trên, tiến sỹ dân tộc học Nguyễn Hữu Sơn cho rằng dinh thự cổ Hoàng A Tưởng là một “chứng nhân” của lịch sử, nơi ghi dấu một phần đời sống người dân cao nguyên trắng Bắc Hà nửa đầu thế kỷ 20.

Dinh Hoàng A Tưởng

Cụ thể, trong suốt thời gian cai trị (1905-1950), dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp, Thổ ty Hoàng Yến Tchao chiếm giữ nhiều vùng đất màu mỡ, cướp đoạt của người dân khoảng 30 ha ruộng giao cho tá điền trồng cấy, chăm sóc và thu hoạch với sản lượng khoảng 42 tấn thóc, 14 tấn ngô mỗi năm.

Ngoài ra, cha con Thổ ty Hoàng Yến Tchao còn toàn quyền khai thác lâm sản; độc quyền buôn bán muối, hàng tiêu dùng, thuốc phiện, lương thực, thực phẩm…

“Nhờ vậy, Thổ ty Hoàng Yến Chao đã tích lũy được lượng của cải lớn, từ đó xây dựng dinh thự bề thế để thể hiện sự giàu có và uy quyền của mình,” tiến sỹ Nguyễn Hữu Sơn cho hay.

Bên cạnh không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình Thổ ty Hoàng Yến Tchao, dinh thự còn có phòng khách, phòng làm việc, phòng ở cho các quan, cố vấn người Pháp để điều hành bộ máy cai trị.

Với những giá trị độc đáo, ngày 11/6/1999, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định công nhận dinh thự cổ Hoàng A Tưởng là di tích cấp quốc gia.

Ông Lâm Văn Thắng cho biết để thu hút du khách đến với địa điểm độc đáo này, các đơn vị chức năng của huyện Bắc Hà nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung thường tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật (như triển lãm ảnh, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử…) trong không gian dinh thự.

Dinh Hoàng A Tưởng

Ngoài ra, để bắt kịp xu hướng du lịch, trải nghiệm thời công nghệ 4.0, du khách có thể quét mã QR để tìm hiểu thông tin, lịch sử, kiến trúc của công trình.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc quảng bá trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, liên kết chặt hơn nữa với các đơn vị lữ hành để xây dựng thêm nhiều tour du lịch trong đó có điểm đến là Dinh Hoàng A Tưởng,” đại diện Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Lào Cai cho hay.

Đến dinh thự Hoàng A Tưởng thế nào?

Dinh thự Hoàng A Tưởng là một trong những địa điểm được khách đi tour Sapa ghé thăm nhiều nhất. Nằm giữa thị trấn Bắc Hà, công trình được mệnh danh là ngôi nhà quyền lực nhất của vùng trong những năm Pháp thuộc. Thị trấn Bắc Hà cách thành phố Lào Cai khoảng 70km và cách Hà Nội khoảng 300km. Do đó, nếu đi từ Hà Nội bạn có thể đi tàu hoặc xe khách đến thành phố Lào Cai, sau đó mới bắt xe từ thành phố lên đây.

Khoảng cách giữa khu vực dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) với thị trấn Sapa và Hà Giang

Từ Hà Nội có rất nhiều xe đi lên Lào Cai, gồm xe đêm, xe ngày. Ngoài ra cũng có xe khách giường nằm đi lên thẳng Bắc Hà. Tuy nhiên nếu du khách muốn kết hợp đi chơi Sapa thì nên bắt xe lên thành phố sau đó mới xuất phát đến Bắc Hà sau.

Đường từ Thị trấn Sapa đến dinh Hoàng A Tưởng dài khoảng 102km, đi trong vòng 2 tiếng rưỡi nếu đi theo đường quốc lộ 4D => rẽ đường cao tốc 05 => đường tỉnh 153. Còn nếu rẽ đường quốc lộ 70 thì đường ngắn hơn, khoảng 98,6km nhưng thời gian cũng dài tương đương, đường khó đi hơn. Thường nếu đi theo tour du lịch Sapa hoặc tra google map đi tự túc thì bạn đều sẽ được gợi ý rẽ đi đường cao tốc 05.

Ngoài ra, nếu đang du lịch ở thành phố Hà Giang mà muốn ghé qua đây thì bạn có thể đi theo đường quốc lộ 2 => rẽ quốc lộ 279. Quãng đường này dài khoảng 150km, đi trong vòng 4 tiếng.

Dù là dinh thự Hoàng A Tưởng có thể đi từ cả Sapa lẫn Hà Giang đến nhưng từ Sapa thì quãng đường gần hơn, nên khách du lịch thường chọn đi tour du lịch Sapa kết hợp đến đây hơn là theo hành trình du lịch Hà Giang.

Đôi nét về dinh thự Hoàng A Tưởng

Dinh thự Hoàng A Tưởng hay còn gọi là lâu đài Hoàng Yến Chao (Hoàng Yến Tchao), là dinh của địa chủ khét tiếng thời đó, được xây dựng từ năm 1914 cho đến năm 1921 mới hoàn thành. Công trình rộng khoảng 1000m2, xung quanh có tường thành kiên cố.

Hoàng Yến Chao là một thổ ty (quan lại trong cộng đồng thiểu số xưa kia) người Tày nhưng cai quản cả một vùng có đến 70% là dân tộc Mông (trước đây gọi là dân tộc Mèo) nên còn được gọi là vua Mèo Hoàng Yến Chao. Hoàng A Tưởng là tên một trong những người con của ông.

Từ những năm 1905 – 1950, Hoàng Yến Chao đã chiếm các vùng đất màu mỡ, kinh doanh độc quyền các mặt hàng như muối, gạo, thuốc phiện và các mặt hàng thiết yếu khác. Nhờ có thực dân Pháp chống lưng nên vua Mèo Bắc Hà này ngày càng phát huy quyền uy ra sức bóc lột người dân. Sau khi nắm trọn được kinh tế cả một vùng,Hoàng Yến Chao mời thầy địa lý về xem thế đất và nhờ kiến trúc sư người Pháp, Trung Quốc thiết kế. Xây dựng xong dinh thự Hoàng Yến Chao đã cùng các bà vợ sống tại đây.

Thời ấy, người dân nơi đây vô cùng khổ cực bởi sự bóc lột tàn ác của cha con họ Hoàng cùng với thực dân Pháp. Chúng bắt phục dịch, nộp các loại thuế vô lý. Một trăm năm sau những lời than khóc của dân Bắc Hà đã ngơi, chỉ còn lại dinh thự với vẻ bề thế, uy nghiêm và dòng khách du lịch Sapa ghé thăm, chiêm ngưỡng công trình bậc nhất những năm đầu thế kỷ thứ 20.

Kiến trúc độc đáo của dinh Hoàng A Tưởng

Dinh Hoàng A Tưởng có địa thế đất ‘dựa núi nhìn sông’ rất đẹp. Dinh nằm trên quả đồi rộng lớn, phía sau là hai ngọn núi chắn hướng về phía đông nam và trước mặt có thể ngắm sông nước. Khung cảnh sơn thủy hữu tình càng làm cho dinh thự lầu son gác tía thêm nổi bật. Đặc biệt, lối kiến trúc của công trình rất độc đáo, từng viên gạch ngói cũng được thiết kế vô cùng tỉ mỉ và công phu. Nhìn tổng thể, khách tour du lịch Sapa có thể thấy những họa tiết mang nét kiến trúc của Pháp.

Bố cục của dinh thự là hình chữ nhật liên hoàn khép kín bao quanh. Đi qua cửa chính đến phòng chờ nơi có bình phong. Ở giữa là sân rộng được dùng làm địa điểm tổ chức các lễ hội, các hoạt động vui chơi của cha con vua Mèo Bắc Hà. Và có lẽ đây cũng là nơi xử phạt người dân mỗi lần thiếu thuế, khất thuế hay mắc tội với thổ ty họ Hoàng này.

Đến cuối sân, du khách tour Hà Nội Sapa sẽ được chiêm ngưỡng khu chính của dinh thự. Diện tích khoảng 420m2 xây thành 2 tầng, tất cả đều có 3 gian vô cùng rộng lớn. Bên dưới dinh thự là mật thất để làm nơi trú ẩn và thoát hiểm.

Sau hơn 100 năm nơi đây đã chứng kiến biết bao sóng gió, thăng trầm của người dân Bắc Hà. Vẻ đẹp của công trình kiến trúc đã phủ rêu phong khiến cho nét cổ kính thêm sâu sắc. Đã từ lâu nơi đây trở thành khu du lịch đón rất nhiều lượt khách đến tham quan và chiêm ngưỡng công trình bậc nhất xứ Bắc Hà thời ấy. Tại đây bạn sẽ có dịp nghe lại giai đoạn lịch sử khó quên của dân bản vào thế kỷ trước dưới thời cai trị của thổ ty Hoàng Yến Chao.

Dinh Hoàng A Tưởng

Trải nghiệm lý tưởng tại dinh thự vua Mèo

Không chỉ khám phá công trình kiến trúc độc đáo, đến tham quan dinh thự du khách đi tour Sapa 3 ngày 2 đêm còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị. Phải là khoảng 3 ngày 2 đêm, bạn mới có đủ thời gian tham quan cả thị trấn Sapa, quần thể Fansipan lẫn dinh thự tuyệt đẹp này. Còn nếu đã từng đến Sapa rồi thì bạn có thể chọn tour Sapa 2 ngày 1 đêm ở đây thôi, hoặc chọn Combo Du lịch Sapa cho thoải mái.

Tại đây bạn có thể mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do chính tay người dân địa phương dệt, làm ra như vòng bạc, khăn, áo, váy và các sản phẩm khác làm từ thổ cẩm.

Ngoài ra, khách du lịch còn có thể đến khu trưng bày các kỷ vật, những tác phẩm nghệ thuật của đồng bào dân tộc Mông, Tày, Dao… Bên cạnh đó còn có nhiều kiệt tác thể hiện đời sống của người dân vùng cao vô cùng độc đáo và ấn tượng.

Đằng sau dãy chính của dinh thự Hoàng A Tưởng, bạn sẽ thấy mô hình nấu rượu ngô truyền thống của dân bản nơi đây và nghe thuật lại công thức và cách làm đặc sản có một không hai trên. Sau buổi tham quan, khách tour Sapa từ Hà Nội có thể ghé vào nhà hàng quanh khu vực để nhâm nhi chén rượu ngô, thưởng thức cùng Thịt trâu gác bếp xé nhỏ – thứ Đặc sản Sapa ‘cực phẩm’ không thể bỏ qua trong chuyến đi đầy ý nghĩa này.

Ngôi nhà quyền lực bậc nhất thời trước này luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách đi tour Sapa thích khám phá nét đẹp cổ kính, thích nghe lại những câu chuyện mang theo nỗi lòng của dân ta thời Pháp thuộc. Ngày nay Bắc Hà đã đổi khác, đâu đâu cũng tấp nập người đi, kẻ về chỉ còn dinh thự Hoàng A Tưởng vẫn đứng đó chứng kiến sự thay đổi của khung cảnh lẫn con người xứ này.

Núi Cô Tiên - Thả hồn vào mây gió với núi đồi Tây Bắc Sapa
Nhà thờ Đá Sapa - Kiến trúc cổ đại in đậm dấu ấn lịch sử

Reactions

0
0
0
0
0
0
Already reacted for this post.

Reactions

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIF