Ẩm Thực

Top các món đặc sản làm nên tên tuổi của khu du lịch Sapa

0
Please log in or register to like posts.

Sapa không những nổi tiếng với những thắng cảnh đẹp mà còn có vô vàn những món ăn ngon thu hút du khách khi tới đây. Ở Sapa có rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn khiến bạn không thể chối từ, như thắng cố, thịt lợn cắp nách, cá hồi cá suối nướng hay cải mèo…

Cá suối nướng

Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trước hết phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Du khách đến Sapa không thể không thưởng thức món cá suối Sapa – một đặc sản khó quên ở nơi đây. Cá suối Sapa nhiều và có hương vị không giống những nơi khác.

Thoạt nghe chắc hẳn sẽ có nhiều người không tin bởi lẽ Sapa là một huyện miền núi, địa hình toàn núi cao thì làm gì có cá. Thế nhưng, điều thú vị của món cá của Sapa là những loài cá sống ở những khe suối. Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không nhiều vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn.

Thêm một món cá suốt rất đặc biệt của người  địa phương mà ít ai biết đến là món ( cá suối gói lá ) món này xuất phát từ việc người dân địa phương thường hay đi rừng dài ngày , họ chuẩn bị sẵn thức ăn mang theo ăn được chế biến rất đơn giản nhưng đảm bảo ăn một lần nhớ mãi không quên .

Cá suối ở Sapa thường ngả màu xanh để dễ ngụy trang khi lẫn vào những kẽ đá rong rêu. Cá suối nhiều xương nên người vùng cao chỉ chiên giòn để ăn cả xương lẫn thịt chứ không nấu riêu hay kho, hấp… Những con cá trong chảo mỡ, ngả sắc vàng ươm, tỏa hương thơm ngây ngất. Đầu cá bùi béo, giòn tan, lớp vảy mỏng sởn lên vì mỡ nóng, bên trong là lớp thịt thơm và ngọt, có thể nhai luôn cả phần xương cá giòn tan.

Khác với cá hồ, cá ao, cá suối Sapa có thịt chắc, xương mềm và không hề tanh. Cá suối Sapa sau khi được bắt từ những kẽ đá ở bờ suối Mường Hoa, Mường Tiên sẽ được đem kẹp vào xiên tre và nướng vàng giòn trên bếp than đỏ. Vị thơm ngậy, cùng lớp thịt ngọt bùi, giòn tan đến nỗi ăn được cả xương sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.

Để thưởng thức món cá suối nướng một cách đặc biệt và ngon nhất, sau khi bắt cá lên bạn chỉ cần xiên vào những xiên nứa đã chuẩn bị sẵn rồi nhóm lửa nướng trên bếp củi, thêm chút gia vị là đã có một món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Đặc biệt, ăn cá nướng chấm các với nước mắn được pha tiêu ớt kèm theo một số gia vị từ cây gia vị được người địa phương trồng tại vườn, thì thật là tuyệt vời.

Hiện nay đập thủy điện được xây dựng xã tại huyến sapa, nguồn cá có chút giảm dần theo thời gian. Người ta phải di chuyển lên phía thượng nguồn để bắt cá. Hiếm hoi lắm mới có được cá suối nên khách đừng bỏ qua cơ hội ăn thử món này.

Cá Hồi

Cá hồi vốn là đặc sản của các nước Bắc Âu và châu Mỹ, thế nhưng ngày nay bạn có thể thưởng thức các món ngon từ cá hồi như gỏi cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng,…khi du lịch Sapa.

Du khách đến đây sẽ không dấu được sự ngỡ ngàng và thích thú trước những con cá hồi, sự hiếu kỳ và thích khám phá của mình.  Loại cá hồi được nuôi tại Sa Pa chủ yếu là cá hồi vân, hay còn gọi là cá hồi ráng. Dù được nuôi ở nhiều nơi nhưng để mục sở thị cảnh nuôi cá hồi, khách du lịch thường chọn khu Thác Bạc, bởi nơi đây gần điểm du lịch và nằm ngay dưới chân Fansipan nên rất tiện để dừng chân. Cá hồi từ khi xuất hiện ở Sapa đến nay nhanh chóng được du khách tới tour du lịch Sapa giá rẻ yêu thích và trở thành một đặc sản hấp dẫn vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Do có sự chênh lệch khá cao so với mực nước biển, nên Sa Pa thường mát mẻ quanh năm, mùa đông đặc biệt lạnh có khi nhiệt độ xuống dưới âm độ, do đó chất lượng cá hồi ở Sapa không thua kém so với các loại cá hồi được nhập khẩu. Từ cá hồi, người dân Sapa có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn như gỏi cá hồi, cá hồi nướng, sashimi, cá hồi nấu cari,…Đặc biệt, vào mùa đông này , đi du lịch Sapa thì lẩu cá hồi sẽ là lựa chọn hàng đầu. Cách chế biến lẩu cá hồi: Nguyên liệu:  Cá hồi, cà chua, bông bí, cà rốt, su hào, măng chua, rau muống, lá giang,  ngò gai, hoa chuối, bông súng, me, sả, ớt,….

Với vị ngon đậm đà, thịt có màu hồng đẹp, giá trị dinh dưỡng cao, đặc sản cá hồi đang là món ăn sang trọng của du khách khi đến với Sapa

Bạn hãy yên tâm rằng, cá hồi Sapa cũng có thịt chắc, thớ thịt săn, mềm, ngọt và màu hồng cam bắt mắt không kém gì cá hồi ở Bắc Âu. Đặc biệt, cá hồi Sapa được chế biến và kết hợp khéo léo cùng một số loại gia vị, rau rừng và rượu táo mèo nên không hề tanh, mà lại rất đậm đà và lạ miệng.

Bạn có thể tìm và thưởng thức món ngon dân dẫn đặc trưng nổi tiếng Sapa này ở bất kỳ nhà hàng nào trong thị trấn. Tuy nhiên, món cá hồi ngon nhất vẫn là ở trại cá Thác Bạc. Nếu bạn đến Thác Bạc tham quan hoặc leo Fansipan thì hãy ghé trại cá này để thưởng thức gỏi cá sống cực ngon, hoặc mua cá về nhờ một nhà hàng trong thị trấn chế biến giúp thành món bạn thích.

Cải Mèo

Có thể nói, cải Mèo là một loại rau sạch, một đặc sản của thiên nhiên ban tặng cho vùng cao Sapa, có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh rất tốt. Nhà người Mông, Dao khi đãi cơm  khách, chủ nhà chỉ cần ra nương, đồi  nhổ vài cây cải mọc len lỏi trên các hốc đá hoặc tỉa một vài bẹ lá là đã có một bữa rau sạch đãi khách. Do sự hấp dẫn và đặc sắc của cải Mèo, loại rau sạch này hiện nay đã có mặt ở nhiều nơi.

Ở Sapa, với khí hậu và địa thế vùng cao cùng với đặc tính thổ nhưỡng, ở thị trấn mù sương này, cây cải Mèo mọc hoang và được trồng nhiều nơi.Người ta bảo rằng cải mèo là một loại rau đặc trưng chỉ Sapa mới có.  Lá cải có dài màu xanh đậm, viền lá xoăn và có hai loại có lông và trơn. Loại có lông ăn giòn, ngọt, ngon và thường được chọn để chế biến món ăn hơn. Trước đây, người dân Sapa chỉ trồng cải mèo để ăn chứ không phải để bán. Tuy nhiên, do nhu cầu của khách du lịch mà ngày nay loại rau này được bán rất nhiều ở trong thị trấn, thậm chí còn trở thành một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng Sapa trong các nhà hàng, khách sạn.

Cải Mèo thơm ngon như cải bẹ xanh, rất hấp dẫn nếu khi được xào với thịt bò, thịt trâu. Những cọng rau tái màu xanh sẫm, giòn, dai và hơi ngọt nhẫn, có hương vị rất đặc trưng của ẩm thực miền núi cao. Cải Mèo còn được dùng phổ biến trong món lẩu. Nhúng một nắm cải mèo đã được vặn ngắt thành từng khúc vào nồi lẩu cá hoặc thắng cố (lòng ngựa, dê, trâu, bò tươi luộc với bột riềng, thảo quả, quế khâu, đại hồi), ta sẽ thấy  vị ngọt mát, tươi mỡn của rau cộng với mùi thơm ngây ngất của món ăn. CảiMèo ăn với lẩu ít khi dùng dao cắt mà phải vặn rau ngắt thành từng đoạn như thế mới giữ được vị đậm đà của rau (hoặc ít ra là cách thức khi ăn tạo nên cảm nhận tâm lý như thế với thực khách).

Rau cải Mèo còn có thể chế biến thành nhiều món như xào, nấu, luộc…Với loài rau này, bạn chỉ cần  xắt nhỏ thêm một miếng gừng giã giập cho vào nước vào đun sôi, thêm một ít bột nêm, tiêu nhuyễn là có một tô canh ngon mát, giải nhiệt rất tốt trong những ngày hè oi bức hoặc cho thực khách ăn giã rượu, bia.  Công phu hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà, bò, thịt nạc băm với một ít gia vị. Tô canh sẽ thành một món ẩm thực với hương vị thật độc đáo.

Ở Sapa, người dân trong vùng thường chế biến loại cải độc đáo này thành nhiều món ăn dân dẫn ngon, đặc sắc nên ăn thử một lần khi du lịch Sapa như xào, luộc, ăn lẩu, nấu canh gừng hoặc cuốn thịt nướng…Nhưng dù chế biến thế nào thì cải mèo vẫn giữ được hương vị ngọt nhưng ngai ngái đắng của mình.

Rau Susu

Hiện nay, vùng trồng Susu ở huyện Sa Pa có trên 150ha, trong đó có trên 100ha sản xuất tập trung ở vùng Ô Quý Hồ, khu Viôlet (thị trấn Sa Pa).Trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp là điều kiện lý tưởng đã tạo lợi thế cho người trồng rau ở Sa Pa phát triển cây Su su với các sản phẩm mang tính đặc trưng, như quả Su su và ngọn Su su.

Do được trồng ở độ cao 1.500 mét, với màu mỡ đất mùn núi cao, đồng thời biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, khả năng tích lũy đường cao, nên đã tạo cho Su su Sa Pa có vị ngọt và độ giòn rất đặc trưng. Rau Su su trồng tại Sa Pa luôn phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng.

Có một đặc điểm khác biệt so với Su su trồng ở các địa phương khác, là rau Su su Sa Pa chỉ trồng một lần và thu hoạch nhiều năm. Vì vậy, có những gốc Su su ở Sa Pa có tuổi đời hàng chục năm. Sau mỗi một mùa thu hoạch từ tháng 4 – 11 hàng năm, người dân lại cắt bỏ các dây Su su ở trên mặt đất, đồng thời tiến hành bón phân chăm sóc cho phần gốc. Tuy nhiên, năm nay, do thời tiết rét đậm đầu năm kéo dài, lại có tuyết rơi nên mùa thu hoạch Su su ở Sa Pa

Nấm hương Sapa

Sapa được thiên nhiên ban tặng cho vô số các đặc sản của núi rừng vô cùng thơm ngon, trong đó không thể không kể đến nấm hương Sapa. Khi có tiếng sấm báo hiệu những cơn mưa đầu hạ bắt đầu rơi cũng là lúc Sa Pa vào mùa nấm hương. Nấm hương là đặc sản trời ban cho người dân nơi đây. Nấm rừng Sa Pa mọc trên cây dẻ trong rừng sâu Hoàng Liên Sơn được đánh giá là ngon nhất.

Khác với loại nấm hương mà chúng ta vẫn thường thấy, nấm hương Sapa là món quà của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất núi rừng hùng vĩ này. Nấm hương ở đây rất to, giòn, dai và cực thơm.

Nấm hương tươi có thể chế biến được rất nhiều món ngon như canh gà hầm nấm, gà xào hành nấm, súp nấm, bò xào nấm, hay món ăn rất đượng ưa chuộng thân nấm xé nhỏ xào với thịt, miến, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm ngon lành bổ dưỡng, bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào… đều mang vị rất riêng của Sa Pa.

Bên cạnh việc thưởng thức những món ngon từ nấm hương Sapa, bạn cũng có thể tìm mua nấm hương khô hoặc tươi ở chợ Sapa về để làm quà hoặc sử dụng dần.

Lợn cắp nách

Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” là giống lợn của người Mông bản địa nuôi theo kiểu thả rông. Được gọi là Lợn cắp nách bởi lẽ ngày xưa khi người dân cần tiền thì sẽ bắt con lợn cặp vào nách mang ra chợ bán. Lợn Cắp nách được thái mỏng, tẩm ướt gia vị, nướng lên và nhâm nhị cùng với rượu táo mèo bản địa thì không còn gì bằng.

Lợn cắp nách là 1 giống lợn mà người dân tộc Mông ở Sapa nuôi theo kiểu thả rông, họ cho lơn ăn ngô, rau, sắn còn sẽ để chúng tự đi kếm rễ cây, rau cỏ để ăn. Chính vì lẽ đó mà lợn ở đây  tuy nhỏ bé rất sạch và thịt cũng rất ngon. Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc, những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn. Sớm phải thích nghi với môi trường sống, nên những con lợn “cắp nách” có sức đề kháng rất tốt, sống khoẻ mạnh như những con thú hoang. Mỗi con lợn cắp nách thường được nuôi thả khoảng trên dưới một năm, nơi nào có điều kiện sống tốt thì lợn nhanh lớn, nhưng cũng chỉ trên dưới 20kg, còn không thì chỉ được khoảng 10kg.

Thịt lợn cắp nách ăn khác hẳn lợn thường, lợn thường được nuôi công nghiệp và ăn tăng trọng nên thịt sẽ nhiều nước, khi ăn không có mùi thơm thậm chí còn có mùi hoi hoi nữa, ăn thịt này rất nguy hiểm tới sức khỏe, chính lẽ đó mà lợn cắp nách đang ngày càng được tin tưởng lựa chọn. Lợn cắp nách được đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và hấp dẫn như nướng, xào, hấp… Để có được món lợn cắp nách hoàn hảo không thể thiếu lá nhội và hạt dổi hoặc hạt xẻn. Những thứ gia vị độc đáo này được trộn lẫn cùng muối, ớt xanh tạo nên một thức chấm độc nhất vô nhị, những miếng thịt ba chỉ hấp hay những khúc lòng mà thiếu đi gia vị này coi như mất đi một phần hương vị. Những ai đã một lần được thưởng thức món lợn “cắp nách” chắc chắn sẽ nhớ mãi.

Khi đi du lịch sapa vào mùa đông  bạn sẽ thấy hình ảnh một người Mông kẹp 1 hoặc 2 con lợn vào nách đem ra chợ bán , đấy đấy chính là lợn cắp nách đó bạn, cái tên này hoàn toàn là nghĩa đen đấy. Khi trưởng thành, 1 lợn cắp nách chỉ nặng 4 đến 5 ký thôi, lúc ấy là lúc có thể thu hoạch lợn để làm thịt hoặc đem bán.

Lợn cắp nách có thể được làm ra nhiều món ăn khác nhau như lợn thường nhưng phổ biến và đặc biệt nhất là món lợn cắp nách quay. Nhìn miếng thịt lợn nóng hôi hổi nghi ngút khói, bên trong lớp bì giòn tan là 1 lớp mỡ cực kì mỏng tiếp đến là thịt nạc mềm và ngọt cực kỳ. Điều đặc biệt hơn nữa ở lợn cắp nách là xương chúng rất nhỏ và mềm, nếu không phải xương ống thì bạn có thể ăn cả xương lợn cắp nách đấy, có lẽ lợn cắp nách là món nhậu phù hợp nhất với rượu táo mèo, nhậu thâu đêm mà không thấy chán.

Sapa Jade Hill - Sapa đậm đà bản sắc văn hóa bản địa
Top 5 điểm đáng đến nhất khi đi du lịch Sapa kỳ quốc khánh năm nay

Reactions

0
0
0
0
0
0
Already reacted for this post.

Reactions

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIF