Vườn quốc gia Hoàng Liên – Biên phòng – Séo Mý Tỷ (xã Tả Van, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là một trong 5 thôn bản nằm trong vùng lõi- Vườn quốc gia quan trọng bậc nhất của Việt Nam được khoanh vùng để bảo tồn, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đặc hữu, quý hiếm. Sở dĩ chỉ cách trung tâm thị xã Sa Pa 25km, nhưng Séo Mý Tỷ rất lâu chẳng ai biết đến vì khu vực này tồn tại như một ốc đảo xa xăm, cách biệt với bên ngoài vì con đường mòn đi lên núi quanh co, vào sâu và rất khó di chuyển.
Giới thiệu về Vườn quốc gia Hoàng Liên
Có thể thấy một điều rằng, Vườn quốc gia Hoàng Liên – Lào Cai là một điểm đến vô cùng nổi tiếng không chỉ đối với tín đồ du lịch mà ngay cả những ai có niềm say mê tìm hiểu và khám phá thiên nhiên. Vậy Vườn quốc gia Hoàng Liên như thế nào?
Theo như kinh nghiệm du lịch thì khi đến Vườn quốc gia Hoàng Liên, bạn nên đến trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 vì đây là khoảng thời gian vô cùng khô ráo, phù hợp cho các chuyến dã ngoại leo núi, thám hiểm và khám phá thiên nhiên. Bên cạnh đó, khoảng thời gian này là lúc mà Lào Cai bước vào lúc ít mưa bão nhất, phù hợp cho mọi cách thức di chuyển tham quan du lịch, không chỉ để đến Vườn quốc gia Hoàng Liên mà cả những điểm đến khác.
Hệ thống thiên nhiên ở Vườn quốc gia Hoàng Liên
Vườn quốc gia Hoàng Liên có gì mà thu hút du khách tới vậy?
Không chỉ sở hữu cho mình phần diện tích to lớn, khổng lồ mà Vườn quốc gia Hoàng Liên còn có hẳn hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều loài quý hiếm và khung cảnh thiên nhiên hữu tình, hoành tráng theo kiểu sinh thái vườn á nhiệt đới núi cao.
Hệ thực vật phong phú
Điều nổi bật nhất khi đi du lịch Sapa và dễ thấy nhất tại Vườn quốc gia Hoàng Liên đó chính là hệ thực vật vô cùng phong phú. Theo như thống kê tính đến thời điểm hiện tại thì Vườn quốc gia Hoàng Liên có hẳn 2.024 loài thuộc 20 họ đa dạng. Trong số đó có hẳn 66 loài trong sách đỏ, 32 loài cây quý hiếm và 11 loài đang nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng như bích xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, dinh tùng, dẻ tùng,…
Ngoài ra, tại vườn còn có thêm 700 loài cây được dùng làm thuốc vô cùng giá trị, kể cả những cây được khai thác và đưa vào sử dụng từ lâu đời như thiên niên kiện, đương quy, thục địa, đỗ trọng, hoàng liên chân chim, đỗ quyên, kim giao, thảo quả,… cũng như cây tai nấm có cân nặng hơn 6kg. Ngoài ra, nơi đây còn có hơn 200 loài cây lấy mẫu tiêu bản nhưng hiện đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được tên họ cũng như giống loài của những cây này.
Hệ thống thiên nhiên ở Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Song song đó, người ta ước tính được rằng loài thực vật đặc dụng được sử dụng chiếm tới 25% trong vườn như là cách để phần nào công nhận Vườn quốc gia Hoàng Liên là vườn quốc gia sở hữu gen cây rừng quý hiếm nhất trong số tất cả những vườn quóc gia đang có mặt tại Việt Nam nước ta. Trong đó, ta không thể nào không kể đến 3 loài cây quý là:
– Bích xanh: Loài cây mọc rải rác trên diện tích 30ha ở vùng núi đá vôi xã Bản Hồ, huyện Sapa với đường kính thân cây lên tới 20 – 30cm và cao 20m.
– Thông đỏ: Thông đỏ hiện chỉ còn vỏn vẹn 3 cá thể nào tại xã Sa Pả của huyện Sapa với độ cao lên tới 2.000m chót vót độc đáo.
– Vân Sam Hoàng Liên (Sam Lạnh): Vân Sam Hoàng Liên hay còn được gọi là Sam Lạnh thường xuất hiện ở nơi có độ cao lên tới 2.700m, đường kính gốc là 50 – 80cm và cao 18 – 20m ở vùng lõi quốc gia rộng tới 400 – 500ha.
Hệ động vật đa dạng
Hệ động vật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Không chỉ sở hữu thảm thực vật sinh sôi nảy nở mà khi đến Vườn quốc gia Hoàng Liên, bạn còn có thêm cơ hội chiêm ngưỡng 66 loài thú nằm trong hệ động vật đa dạng của nơi này, trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ quý hiếm của Việt Nam. Không chỉ sở hữu những loài động vật quen thuộc như sóc bay, mèo rừng, sơn dương, vượn đen mà còn có những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao của nước ta như vượn đen tuyền, hồng bàng, cheo cheo, vooc bạc má.
Những loài động vật quý hiếm được bảo tồn tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Hoàng Liên còn là nơi sinh sống của 347 loài chim khác nhau, tính cả những loài chim quý của Việt Nam như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, hét mỏ vàng,… Ngoài ra, Vườn quốc gia Hoàng Liên còn đang lưu trữ hơn 41 loài động vật lưỡng cư, 61 loài bò sát và đang bảo tồn nguồn gen của một số loài ếch nhái Việt Nam, kể cả Ếch gai, một loài ếch cực kỳ hiếm gặp và vừa được phát hiện trong khoảng thời gian gần đây.
Các hoạt động tham quan du lịch tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
Các hoạt động du lịch có tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Nếu như bạn có suy nghĩ rằng, đến Vườn quốc gia Hoàng Liên chỉ để ngắm cây, ngắm động vật thì quả là một sai lầm vì khi đến Vườn quốc gia Hoàng Liên, bạn không chỉ có cơ hội ngắm nhìn mảng thiên nhiên đa dạng đầy màu sắc của Việt Nam mà còn được hòa mình vào nhiều hoạt động tham quan du lịch vô cùng thú vị và độc đáo.
Khám phá thiên nhiên
Khám phá thiên nhiên tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Nếu nói đến khám phá thiên nhiên khi đến Vườn quốc gia Hoàng Liên thì đó là một điều hiển nhiên, không thể thiếu rồi vì đây chính là điểm tham quan du lịch sinh thái được đánh giá là hấp dẫn nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện nay. Bạn sẽ có cơ hội tân hưởng cái đẹp của mảng xanh thiên nhiên hùng vĩ giữa bầu không khí bốn mùa thay đổi liên tục một cách linh hoạt chỉ trong vài giờ đồng hồ.
Nếu bạn đến Vườn quốc gia Hoàng Liên vào lúc sáng sớm tinh mơ, bạn sẽ có cơ hội tận hưởng bầu không khí trong lành của nơi này với những màn sương mù trắng xóa đầy mờ ảo ôm lấy từng gốc cây của vườn. Còn nếu bạn đến vào buổi trưa, không khí trông có vẻ sẽ ấm áp hơn vì nắng đã bắt đầu xuất hiện và xuyên qua từng tán cây rừng vô cùng lơ đãng.
Ngắm nhìn những vệt sáng đầu tiên vào buổi sáng sớm tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Đặc biệt, Vườn quốc gia Hoàng Liên được tọa lạc trên một vị trí vô cùng đặc biệt với sự hùng vĩ của những con đường núi, đèo nổi tiếng quanh co, hiểm trở của Việt Nam như dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, “Nóc nhà Đông Dương” Fasipan, “Tứ đại đỉnh đèo” Ô Quy Hồ. Đây là cơ hội vô cùng lý tưởng để bạn được mở rộng tầm mắt của mình, ngắm nhìn khung cảnh núi rừng Tây Bắc hoang sơ với những thửa ruộng bậc thang xanh mát, thấp thoáng là mái nhà xám của những ngôi nhà người dân tộc thiểu số trải dài thẳng tắp.
Và nếu như bạn là một người có niềm đam mê với bộ môn thể thao leo núi thì bạn có thể chọn cho mình một ngày để thử chinh phục những con đường đèo quanh co ở đây hoặc tham gia vào giải leo núi có quy mô cấp quốc gia được tổ chức định kỳ hàng năm – “Chinh phục đỉnh Fansinpan” với sự tham gia của nhiều vận động viên leo núi trong và ngoài nước.
Tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Không những vậy, bạn cũng có thể thử một lần tham quan ngọn thác Tình Yêu, tên tiếng Anh là Love Waterfall tọa lạc tại địa bàn xã San Sả Hồ, cách thị trấn Sapa chừng 4km về phía Tây Nam và đèo Ô Quy Hồ 3km.
Nằm ngay đường lên đỉnh Fansipan, thác Tình Yêu – Love Waterfall gây ấn tượng mãnh liệt với khách du lịch đam mê thám hiểm bằng cảnh tượng nước đổ xuống trắng xóa vô cùng mạnh mẽ và mãnh liệt với độ cao lên tới 1.800m so với mực nước biển. Do nằm trên địa hình của dòng suối Vàng và bắt đầu đổ từ đỉnh núi Fansipan xuống nên ngọn thác này nhìn từ xa không khác gì một cái nón khổng lồ giữa hai mảng xang thực vật thoáng đãng ở hai bê cùng địa hình cao, dốc đầy lý thú.
Khám phá văn hóa dân tộc thiểu số
Khám phá cuộc sống của những người dân tộc thiểu số tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Không chỉ là nơi bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng và rộng lớn nhất nước ta hiện nay mà Vườn quốc gia Hoàng Liên còn là nơi bảo tồn và lưu giữ của nhiều nét đẹp văn hóa truyền thông của người đồng bào dân tộc thiểu số như người Mông, người Tày, người Dao, người Giáy,…Chính vì lẽ đó mà khách du lịch khi ghé thăm Hoàng Liên Sơn phải công nhận đây là một trong những dịp vô cùng hiếm hoi và lý tưởng để ta được khám phá và giao lưu văn hóa – văn nghệ với những người dân tộc miền núi.
Hoạt động văn hóa – văn nghệ của núi rừng.
Bạn có thể đi bộ rải bước, len lỏi qua các bản làng để ngắm nhìn những ngôi nhà sàn bằng gỗ mọc san sát bên làn khói trắng từ bếp lò, rồi thưởng thức cái đẹp mộc mạc, giản dị của những cái cối, cái chày giã gạo hoặc ngồi thư thả uống một tách cafe nóng hổi rồi phóng tầm mắt ngắm những thửa ruộng bậc thang mọc thẳng tắp và những bãi nương chàm được trồng bên sườn núi của người dân bản địa.
Nếu bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội đến Vườn quốc gia Hoàng Liên hòa mình vào nhịp sống vùng cao ở đây, bạn có thể chọn cho mình cách ở lại trong những ngôi nhà sàn của người dân bản địa. Người dân tộc ở đây họ rất hiếu khách nên chắc chắn họ sẽ không từ chối lời đề nghị đó của bạn đâu. Mỗi buổi sáng, bạn có thể thức dậy cùng những người dân tộc ở đây, cùng họ đút lò, lên nương, ra ruộng. Tối đến thì ngồi bên ánh lửa hồng bập bùng uống rượu cần và nghe văn nghệ miền núi vô cùng nhộn nhịp và đặc sắc.